QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) trong logistics (Phần 1)

Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) trong logistics (Phần 1)

Làn sóng thay đổi lớn tiếp theo của ngành công nghiệp logistics có lẽ sẽ đến dưới dạng công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AR). Tiềm năng của loại công nghệ này trong logistics đã được nhắc đến khá nhiều gần đây. Trong bài viết này Lạc Việt mong muốn đem lại cho các bạn những hiểu biết sâu sắc hơn về công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality – AR). Và vai trò của loại công nghệ này trong hoạt động logistics hiện đại.


TÌM HIỂU VỀ THỰC TẾ ẢO TĂNG CƯỜNG (AUGMENTED REALITY – AR)

Hãy tưởng tượng bạn đang đi mua sắm và muốn biết người tiêu dùng khác đã đánh giá áo khoác mà bạn đang nghĩ sẽ mua như thế nào. Bằng cách nhìn xuống sản phẩm bằng kính thông minh của mình (smart glasses); bạn sẽ thấy ngay thông tin bổ sung được hiển thị cùng với đánh giá của người sử dụng, phạm vi giá sản phẩm và thông tin nguồn cung cấp . Tất cả đều hỗ trợ bạn quyết định mua hàng.

Tất cả những điều này là Augmented Reality (AR), thường được gọi là Thực tế ảo tăng cường. Nơi mọi đối tượng bạn nhìn thấy có thể được làm giàu với các thông tin bổ sung và có giá trị.

AR được định nghĩa là sự mở rộng thực tế vật lý bằng cách thêm các lớp thông tin do máy tính tạo ra cho môi trường thực tế. Thông tin trong ngữ cảnh này có thể là bất kỳ đối tượng hoặc nội dung ảo nào. Bao gồm văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, phản hồi xúc giác (rung khi chạm – được gọi là Haptic Feedback); dữ liệu GPS, và thậm chí cả mùi (hương).

Nhưng AR không chỉ là công nghệ hiển thị đơn giản. Nó cũng đại diện cho một loại giao diện người dùng tự nhiên theo thời gian thực; cho tương tác của con người với các đối tượng và các thiết bị số.


AR có thể được xây dựng bằng cách thực hiện bốn nhiệm vụ cơ bản và riêng biệt, và kết hợp đầu ra một cách hữu ích.

1. Chụp màn ảnh (Scene capture)

Đầu tiên, thực tế cần được tăng cường bằng cách sử dụng thiết bị chụp video như máy ảnh hoặc thiết bị nhìn xuyên thấu như màn hình hiển thị đeo vào đầu (HMD).

2. Xác định màn ảnh (Scene identification)

Tiếp theo, thực tế thu được phải được quét để xác định vị trí chính xác mà nội dung ảo nên được nhúng. Vị trí này có thể được xác định bằng các dấu hiệu (thẻ trực quan) hoặc bằng cách theo dõi các công nghệ như GPS, cảm biến, hồng ngoại, hoặc laser.

3. Xử lý màn ảnh (Scene processing)

Khi bối cảnh được nhận dạng và xác định rõ ràng, nội dung ảo tương ứng được yêu cầu, thường là từ Internet hoặc từ bất kỳ loại cơ sở dữ liệu.

4. Quan sát màn ảnh (Scene visualization)

Cuối cùng, hệ thống AR tạo ra một hình ảnh hỗn hợp của không gian thực cũng như nội dung ảo.
Các chuyên gia cũng phân biệt giữa Augmented Reality (AR) – thực tế ảo tăng cường và Virtual Reality (VR) – thực tế ảo. VR là một môi trường hoàn toàn do máy tính tạo ra, người dùng đắm mình hoàn toàn vào ba chiều được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua màn hình hiển thị đặc biệt, chẳng hạn như Oculus Rift.
Ngược lại, AR (hoặc Mixed Reality như đôi khi nó được gọi) kết hợp cả ảo lẫn thực. Người sử dụng AR vẫn có thể cảm nhận được thế giới thực xung quanh họ. Điều này là không thể khi người ta đắm mình trong VR.

(Còn tiếp)

Nguồn: DHL report

Có thể bạn quan tâm: