QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Giữa ERP và SAP đâu là sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp

GIỮA ERP VÀ SAP ĐÂU LÀ SỰ LỰA CHỌN PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP

Giai đoạn trước SAP là một trong những doanh nghiệp tiên phong dẫn đầu về phần mềm ERP. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có khá nhiều những giải pháp mới mở đường cho những đổi mới trong thế giới ERP.  Mỗi phần mềm, giải pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng phù hợp cho từng đặc thù, quy mô doanh nghiệp.  Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để có những lựa chọn thông minh giải pháp cho doanh nghiệp phù hợp nhất.

GIỮA ERP VÀ SAP ĐÂU LÀ SỰ LỰA CHỌN PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP.png

1.      Những điểm khác biệt chính giữa SureERP và SAP

a)     Nền tảng đám mây

SureERP được phát triển dựa trên công nghệ đám mây di động xử lý dữ liệu lớn và chạy trên nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau: SQL, DB2, Oracle, my SQL … hỗ trợ tối đa cho việc thay đổi, mở rộng và phát triển trong tương lai, đồng thời cho phép kết nối dễ dàng với các ứng dụng sẵn có của doanh nghiệp.

Đối với SAP Business One chỉ vừa thực hiện chuyển đổi sang mô hình lưu trữ đám mây nên lượng khách hàng sử dụng ERP của SAP Business One còn khá ít.

Nếu Doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một hệ thống quản lý tài liệu trên nền tảng đám mây với các tính năng hiện đại, bảo mật cao thì SureERP là 1 lựa chọn hoàn hảo.  

b)     Nâng cấp hệ thống của doanh nghiệp

SAP là một giải pháp SaaS được lưu trữ trên máy chủ nên các tùy chỉnh hiện tại có thể sẽ không còn phù hợp với các bản cập nhật trong tương lai. Đòi hỏi các doanh nghiệp khi sử dụng SAP cần đầu tư, phát triển cả hệ thống để có thể khôi phục các tùy chỉnh đó.

Đối với SureERP cho phép kết nối dễ dàng với các ứng dụng sẵn có của doanh nghiệp hỗ trợ tối đa cho việc thay đổi, mở rộng và phát triển doanh nghiệp ở hiện tại lẫn tương lai giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí.

c)      Báo cáo chi tiết

GIỮA ERP VÀ SAP ĐÂU LÀ SỰ LỰA CHỌN PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP (1).png

Xem thêm: Kinh nghiệm triển khai ERP - Phân hệ quản lý sản xuất

Doanh nghiệp có thể xem thông tin chi tiết của bất kỳ báo cáo nào từ tổng hợp đến chi tiết, trực quan, mọi lúc, mọi nơi. Giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt thông tin kịp thời, hỗ trợ tối đa cho công tác ra quyêt định và điều hành doanh nghiệp hiệu quả, giảm hao phí nguồn lực và chi phí hành chính liên quan công tác báo cáo

Ở SAP doanh nghiệp phải sử dụng thêm phần mềm báo cáo bổ sung (được gọi là SAP Crystal Reports) để tạo các báo cáo tùy chỉnh. Nhưng Crystal Reports của SAP không thể mang lại khả năng đi sâu vào chi tiết dữ liệu như NetSuite.

d)     Phân tích và báo cáo

Điểm chung ở đây là cả hai giải pháp đều cung cấp đầy đủ các chức năng báo cáo bằng cách sử dụng KPI và bảng điều khiển dashboard.

SureERP BI được cho là dễ sử dụng cung cấp sẵn kho dữ liệu theo từng loại nghiệp vụ (cube) : bán hàng, chi phí, sản xuất, tồn kho, tài chính, CRM…. Cho phép người dùng có thể tự tạo báo cáo bằng nhiều hình thức khác nhau: vẽ biểu đồ, xây dựng các chỉ số, tạo bảng dữ liệu, hoặc kết xuất dữ liệu ra pivot table của Excel để mô phỏng dữ liệu  bằng thao tác kéo-thả đơn giản.

Module phân tích của SAP cung cấp các chức năng tự động hóa việc tính toán, theo dõi, ghi nhận doanh thu và cung cấp hỗ trợ hoàn chỉnh cho tất cả các quy tắc ghi nhận doanh thu. Tuy nhiên, nhiều công cụ phân tích nâng cao của SAP lại yêu cầu giấy phép riêng biệt, điều này làm tăng thêm tổng thể chi phí của phần mềm

e)     Giao diện và trải nghiệm người dùng

GIỮA ERP VÀ SAP ĐÂU LÀ SỰ LỰA CHỌN PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP (2).png

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp SureERP - Phân hệ Giá thành

Để mang tới một trải nghiệm xuất sắc cho người dùng, sureERP với giao diện hướng đến người dùng và thao tác trên mọi thiết bị. Người dùng sẽ có một giao diện dễ nhìn, hiện đại và nhất quán trong toàn bộ ứng dụng.

SAP hướng tới việc xây dựng một giao diện người dùng hiện đại và nhất quán, được gọi là Fiori. Tuy nhiên, Fiori vẫn không thể tận dụng được hết các chức năng trong danh mục sản phẩm của mình.

2.      Ưu điểm và nhược điểm SureERP và SAP

Mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu và mục tiêu, doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn thông minh cho riêng mình.

a)     Phần mềm SureERP

GIỮA ERP VÀ SAP ĐÂU LÀ SỰ LỰA CHỌN PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP (3).png

Xem thêm: Phần mềm SureEP_Phân hệ quản lý dự án-công việc

Ưu điểm

  • Sure ERP được xây dựng phù hợp với cả chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) & chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) bên cạnh hệ thống được thiết lập tuỳ biến theo nghiệp vụ đặc trưng đối với từng ngành nghề khác nhau của các doanh nghiệp.
  • SureERP giúp xây dựng được cơ sở dữ liệu khách hàng đầy đủ, nhất quán, dễ cập nhật , dễ sử dụng.
  • Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn SureERP cung cấp những chức năng phù hợp
  • Dễ dàng tùy chỉnh dashboard, thanh menu, biểu mẫu để phù hợp với những nhu cầu đặc biệt của doanh nghiệp
  • Cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ thông tin trên nền tảng này một cách thống nhất, liền mạch, nhất quán nhưng vẫn đảm bảo an toàn thông tin.
  • Cho phép doanh nghiệp kiểm soát quyền truy cập vào một số dữ liệu nhất định theo các vai trò

Nhược điểm:

  • Có thể khó cho người mới bắt đầu sử dụng khi chưa quen với hệ thống
  • Vì là nền tảng đám mây nên có thể tự động thay đổi bất kỳ điều gì, nghĩa là đôi lúc người dùng có thể gặp phải một số thay đổi không mong muốn.
  • Đôi khi gặp khó khăn với chức năng tìm kiếm và truy cập thông tin

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 Phần mềm lưu trữ tài liệu tốt nhất 2023

b)     Phần mềm SAP

GIỮA ERP VÀ SAP ĐÂU LÀ SỰ LỰA CHỌN PHÙ HỢP CHO DOANH NGHIỆP (4).png

Xem thêm: 5 xu hướng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) năm 2021

Ưu điểm: 

  • Thời gian triển khai ngắn: do đó đây có thể là giải pháp tốt cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm một sự thay đổi nhanh
  • Dễ sử dụng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể dễ dàng cập nhập thông tin về các chỉ số hoạt động chính theo thời gian thực. Người dùng cũng dễ dàng truy cập những thông tin cần thiết bằng thao tác tìm kiếm nhanh chóng.
  • Tùy chỉnh và nâng cấp: SAP Business One có thể được tùy chỉnh và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu thay đổi phát triển của doanh nghiệp

Nhược điểm:

  • Có thể quá khó và phức tạp cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa để sử dụng và triển khai.
  • SAP Business One không cung cấp những lựa chọn liên quan đến module và tính năng. Doanh nghiệp thay vì chỉ chọn những tính năng cần thiết, họ phải chọn tất cả. 
  • SAP Business One không bao gồm chức năng Tính tiền, bởi vậy doanh nghiệp sẽ phải mua dịch vụ từ một nhà cung cấp thứ 3. Vấn đề trở nên rắc rối hơn khi doanh nghiệp phải liên tục tích hợp quy trình kinh doanh giữa nhà cung cấp đó và SAP.

Bài viết tham khảo