QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

6 xu hướng sẽ dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu 2021

6 XU HƯỚNG SẼ DẪN DẮT CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU 2021

            Trong môi trường kinh doanh quốc tế, kỳ vọng của khách hàng cao tác động đến mọi bộ phận, công đoạn trong hoạt động của chuỗi cung ứng. Các giải pháp quản lý logistics thế hệ tiếp theo cũng đang làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên thông minh hơn, nhanh hơn. Chúng lấy khách hàng làm trung tâm và bền vững hơn. Theo phân tích của các nhà quản trị, dưới đây là 6 xu hướng cần chú ý trong quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu cho năm 2021 và hơn thế nữa.


6 Xu Hướng Sẽ Dẫn Dắt Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu 2020

I. KHÁI NIỆM CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

            Chuỗi cung ứng là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dẫn đầu như Wal-Mart, Dell… đều hiểu rằng chuỗi cung ứng là sự khác biệt mang tính sống còn. Họ liên tục tìm ra những cách thức để tạo thêm giá trị. Luôn mở rộng ranh giới hiệu quả hoạt động và luôn phải hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình để có thể đi trước một bước trong cạnh tranh. Họ biết rằng lợi thế cạnh tranh ngày hôm nay sẽ là hàng rào, cản bước đối thủ vào ngày mai.

Vậy, chuỗi ung ứng là gì?

            Chuỗi cung ứng là hệ thống các doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bao gồm không chỉ nhà cung cấp, nhà sản xuất mà còn nhà vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Đó là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Và được phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

            Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần. Bao gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua; bao gồm tất cả hoạt động Logistics. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện. Trong đó có thể là nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty khác nhau.

II. PHÂN BIỆT “CHUỖI CUNG ỨNG” VỚI “LOGISTICS”


            Hiện nay, nhiều người hay nhầm lần giữa “chuỗi cung ứng” và “logistics”. Hai cụm từ này tuy có nét tương đồng về ngữ nghĩa nhưng thực tế là không hề giống nhau. Sự nhầm lần này nếu không được xác minh lại có thể khiến nhà quản lý vướng phải những sai lầm trong quản lý chuỗi cung ứng.

            Trên thực tế, quản lý “logistics” (quản lý hậu cần) là quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa. Còn quản lý chuỗi cung ứng là phạm trù rộng hơn. Như đã nói ở trên, nó bao hàm cả một mạng lưới chuyển sản phẩm dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng cuối thông qua việc cấu trúc dòng thông tin, phân phối và tiền. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, “logistics” là một thành tố thuộc chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng bao hàm cả quản lý “logistics”.

            Việc phân biệt rõ 2 phạm trù này giúp nhà quản lý có những nhìn nhận rõ hơn, cụ thể hơn về vai trò của mình trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Cũng như tầm quan trọng của hoạt động này trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

III. SỰ CẦN THIẾT CỦA MỘT CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN DIỆN VỚI HIỆU QUẢ VÀ HIỆU SUẤT CAO

            Với chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh. Trong đó có thể kể đến lợi thế về chi phí, giá thành trên một đơn vị sản phẩm. Kèm theo đó là khả năng đáp ứng đơn hàng của khách hàng. Ngày nay, nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự làm mọi thứ để kinh doanh sẽ giúp họ đến gần với vực thẳm hơn. Vì để đầu tư một bộ máy làm việc với nhiều bộ phận để hoàn thành một sản phẩm; họ phải gánh trên mình một khoảng phí khổng lồ. Trong đó là chưa kể đến năng lực sản xuất và công nghệ mà họ đang sở hữu.

            Thay vì vậy, hãy kết bạn và liên kết với các đối tác khác mà ở đó họ sẽ làm tốt hơn. Thậm chí có thể cung cấp với mức phí thấp hơn rất nhiều. Giả sử, ở mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm; nhà cung cấp có thể giúp tiết kiệm 10% chi phí; thì ở thành phẩm cuối cùng chi phí có thể giảm được 10%. Một lợi ích nữa là giúp giảm mức đầu tư cho sản xuất ở các công đoạn đó.

IV. 6 XU HƯỚNG CẦN CHÚ Ý TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CHO NĂM 2021

1. Sử dụng dịch vụ“Green Logistics”

            

Green Logistics giúp cắt giảm chi phí và giành được khách hàng. Các công ty logistics đang tích hợp các nỗ lực, cải tiến, ứng dụng mang tính bền vững vào chiến lược chung của họ; bằng cách giữ cho môi trường xanh và loại bỏ ô nhiễm. Xu hướng này thường được gọi là Green Logistics. Điều này không chỉ giúp ích cho môi trường mà còn tăng cường danh tiếng của công ty. Giảm chi phí chuỗi cung ứng; và quan trọng nhất là tăng lòng trung thành của khách hàng đối với công ty.

2. Tích hợp chuỗi cung ứng ngày càng tập trung ở các công ty lớn

            Sự phát triển sâu, rộng của công nghệ đã đóng một vai trò lớn trong việc thay đổi các quy trình của chuỗi cung ứng. Gần đây, các hãng vận tải biển hàng đầu đã triển khai xử lý dữ liệu trực tuyến thông qua các ứng dụng; quy trình trực tuyến. Với mục tiêu hợp lý hóa toàn bộ chuỗi cung ứng.

            Maersk và Damco là hai trong số các công ty vận tải biển hàng đầu thế giới về vận chuyển container. Với mong muốn tăng gấp đôi số lượng các hoạt động logistics tích hợp cao các dịch vụ nội địa. Điều này sẽ giúp các chủ hàng định tuyến vận chuyển với chi phí giảm. Vì hai công ty trên đã lên kế hoạch kết nối biển và đất liền, ngoài cảng ghé cảng. Đồng thời, công việc số hóa đóng một vai trò to lớn; vì nó giúp họ truy cập dữ liệu và thông tin theo thời gian thực. Tạo ra các quy trình cũng như hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn. Quan trọng hơn cả là số hóa giúp linh hoạt chiến lược phát triển của công ty.

3. Giải pháp phần mềm hỗ trợ bởi công nghệ Blockchain có phài là công cụ của tương lai? 

            

            Việc thiếu công khai minh bạch ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Các chuyên gia đang cố gắng giảm thiểu rủi ro và nhận được kết quả cho toàn bộ quá trình trong một lần. Giải pháp phần mềm mới được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain, sẽ hỗ trợ thương mại toàn cầu như một nền tảng duy nhất. Có thể để theo dõi hành trình vận chuyển từ đầu đến cuối; làm cho toàn bộ quá trình trở nên minh bạch hơn.

            Các hãng vận chuyển hàng hải, cảng biển; 3PL (cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng); giao nhận vận tải và dịch vụ logistics khác đều sẽ chia sẻ và sử dụng một cổng thông tin duy nhất để cập nhật cho khách hàng của họ. Nhưng việc tiếp tục truy cập và sử dụng thông tin cũng rất quan trọng. Việc này sẽ giúp theo dõi vận chuyển hàng hóa. Cập nhật dữ liệu theo thời gian thực sẽ giúp hợp lý hóa việc quản lý hàng tồn kho và cải thiện việc sử dụng tài sản. Là yếu tố quan trọng cho hoạt động logistics. Nhưng điều quan trọng hơn là phải để mắt đến bất kỳ nhược điểm nào đối với khách hàng; cũng như các ảnh hưởng toàn ngành từ việc tiếp tục sử dụng blockchain.

4. Chi phí ẩn của việc đưa con người ra khỏi quy trình

            Nhiều công ty đang tự động hóa, số hóa để giảm chi phí. Nhưng theo các chuyên gia, số hóa hay tự động hóa tự nó lại chính là một khoản chi phí lớn. Chẳng hạn như: đầu tư vào hạ tầng, công nghệ; chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị... Tự động hóa sẽ mang lại lợi ích ở một vài điểm và có thể được áp dụng trong những loại hình phù hợp. Nhưng đầu tư hạ tầng song song với đào tạo con người sẽ giúp vừa tăng năng suất chuỗi cung ứng; vừa loại bỏ một số chi phí bảo trì bổ sung.

            Việc thiếu cơ sở hạ tầng, dịch vụ có thể dẫn đến chi phí tăng. Một số hãng vận chuyển tính phí gấp đôi số tiền cho một đơn hàng đơn giản. Nó bao gồm mức giá nhiên liệu và phụ phí cao. Tất cả 3PL đều cố gắng giảm thiểu chi phí và hoạt động hiệu quả. Nhưng do tải trọng/khối lượng lớn và các vấn đề không mong muốn phát sinh; thậm chí 3PL cũng bất lực và không biết gì khi đặt xe chuyển tải. Họ có xu hướng tính phí cao ở đây; mặc dù công ty cố gắng sử dụng tất cả tài nguyên của hãng vận chuyển thấp nhất, đúng hạn.

            Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các tùy chọn giao hàng sẽ giảm bớt chi phí; thay thế cho giao hàng truyền thống. Chẳng hạn, máy bay không người lái đóng vai trò rất lớn trong ngành công nghiệp chuỗi cung ứng.  Mở ra tương lai mới cho công ty giao hàng. Điều này sẽ tác động mạnh đến ngành vận tải đường bộ.

5. Tăng số lượng đối tác để giảm chi phí Logistics

            

            Mục tiêu của bất kỳ chiến lược logistics nào của công ty là để giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa; và cung cấp dịch vụ hiệu quả cao. Quan hệ đối tác thường không chỉ giúp giảm chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Trong một số trường hợp, một quan hệ đối tác hiệu quả cũng có thể làm giảm sự chậm trễ trong việc giao hàng. Nâng cao giá trị và sự hài lòng của khách hàng.

            Ở thị trường quốc tế, các công ty đang cố gắng tìm kiếm đối tác sử dụng các giải pháp kỹ thuật số tiên tiến; giúp họ tìm kiếm cơ hội mới. Tăng độ chính xác dự báo, giảm hàng tồn kho bằng cách sử dụng hệ thống JIT (chỉ trong thời gian); đạt được ước tính ETA (Estimated Time of Arrival - thời gian đến dự kiến) phân phối mới. Chính xác hơn và giảm số lượng công việc hành chính cần thiết. Đó là một vài trong số các lĩnh vực quan trọng mà các doanh nghiệp nhắm đến để giải quyết thông qua quan hệ đối tác.

6. Thuế quan sẽ giảm cạnh tranh kinh doanh?

            Do chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump; các chuỗi cung ứng B2B và B2C bị ảnh hưởng rất nhiều. Các nhà bán lẻ lo lắng về việc tăng thuế sẽ dẫn tới leo thang giá cả; giảm nhu cầu của người tiêu dùng. Trong một số trường hợp, thuế quan có thể tạo điều kiện cho số ít doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và thậm chí dẫn đến độc quyền trong các ngành cụ thể.

Tấn Phát

Có thể bạn quan tâm