QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

10 Xu hướng quản trị chuỗi cung ứng đến năm 2023 (Phần 2)

10 XU HƯỚNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẾN NĂM 2023 (Phần 2)

Chuỗi cung ứng 3 năm sau sẽ như thế nào? Những xu hướng nào sẽ dẫn dắt chuỗi cung ứng 3 năm nữa? Đây là những câu hỏi mà chính các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng cũng không ngừng tự hỏi. Mười xu hướng dưới đây đã được sự nhất trí của các chuyên gia trong quản trị chuỗi cung ứng ở nhiều nghành khác nhau.

581442_898cb70cc9fe424f8969295c4285dcac_mv2_d_2500_3204_s_4_2.png

I. Tốc độ phát triển công nghệ sản phẩm quyết định số lượng và bản chất chuỗi cung ứng

            Khi nghiên cứu ở một công ty hàng tiêu dùng lâu bền với hơn 70% sản phẩm có tuổi thọ ít hơn 18 tháng, 20% sản phẩm có tuổi thọ từ 3 đến 4 năm, và 10% sản phẩm có tuổi thọ lên đến 5 năm, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng tốc độ phát triển công nghệ ngày càng tăng. Thời của các sản phẩm bền và ổn định đã qua. Trái lại, hiện tại, “bền” sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều vấn đề lớn. Thật sự, nhóm nghiên cứu vẫn đang nổ lực tìm một chuỗi cung ứng duy nhất nhưng lại có thể cung cấp được nhiều loại sản phẩm với vòng đời khác nhau.

            Trong tương lai, người thắng là người có có số lượng chuỗi cung ứng tương ứng với số lượng vòng đời sản phẩm họ cung cấp. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng cũng nên được tổ chức để đi cùng chiến lược phân khúc sản phẩm để đáp ứng được các nhu cầu riêng biệt của khách hàng.

II. Vi phân khúc (micro segmentation) là chìa khóa thành công

            Bạn có thật sự hiểu khách hàng của mình hay từng phân khúc khách hàng của mình không? Và thành thật mà nói, nhiều doanh nghiệp hiện đang trả lời là “CHƯA”. Vi phân khúc được định nghĩa là một phần nhỏ và cụ thể của một danh mục sản phẩm, chính phần này sẽ thúc đẩy quyết định mua hàng của một phân khúc khách hàng xác định.

            Để dễ tiếp cận hơn, ví dụ sau sẽ minh họa ở ngành phụ kiện điện thoại di động. Trong ngành này, nhóm nghiên cứu nhận thấy có rất nhiều vi phân khúc, đặc biệt là các thiết kế chỉ riêng cho một vài đối tượng khách hàng hay lắp ráp các sản phẩm chỉ hướng đến cho một số đối tượng khách hàng nhất định. Tuy nhiên, năng lực để xác định và đáp ứng được những vi phân khúc này thường nằm ngoài khả năng của chuỗi cung ứng ở những doanh nghiệp phụ kiện điện thoại di dộng.

            Xa hơn, trong tương lai, doanh nghiệp cần thiết phải biết phân khúc vi mô của họ là gì, và chuỗi cung ứng của họ nhất thiết phải phục vụ hiệu quả cho chiến lược mà họ mong muốn. Tiến sĩ Sumantra Sengupta luôn khuyến cáo khách hàng của ông hãy cân nhắc việc kinh doanh theo góc độ từng khách hàng một hay chí ít là từng nhóm khách hàng một để có cái nhìn tổng thể danh mục sản phẩm của mình. Nói một cách khác, hãy áp dụng tư duy B2C thậm chí khi doanh nghiệp bạn đang ở mô hình B2B.

III. Công nghệ sẽ hỗ trợ quản trị chuỗi cung ứng sẽ luôn sẵn sàng

            Dịch vụ công nghệ (software as a service – SaaS) dần nhận được sự chú ý của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Chúng ta có thể thấy được hầu hết (nếu không muốn nói là toàn bộ) công nghệ chuỗi cung ứng vào năm 2020 sẽ được chuyển giao và vận hành theo kiểu “khi cần là có”.


            Người dùng chỉ cần trả phí là có thể sử dụng năng lực công nghệ và sẽ không phải đầu tư nhiều vào chi phí cố định để bảo trì, nâng cấp, hay tốn nhiều tiền cho cơ sở hạ tầng công nghệ – các chi phí này đôi khi lên đến 25-30% tổng chi phí sở hữu (total cost of ownership).

            Dịch vụ công nghệ sẽ nhanh chóng lan tỏa cũng như sự bùng nổ của công nghệ đám mây trong quá khứ và những lo ngại về về tính bảo mật của SaaS sẽ dần được tháo gỡ.

IV. Doanh nghiệp tiên phong sẽ cân nhắc thông tin mạng xã hội cho các quy trình tiếp nhận phản hồi khách hàng

            Ngày nay, dữ liệu mạng xã hội có thể được nói là ở mọi nơi. Khi làm việc với một khách hàng chuyên cung cấp sản phẩm tiêu dùng lâu bền, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra có khoảng 2000 website/blogs thảo luận nhiều về nhu cầu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp này.

            Tuy nhiên, doanh nghiệp này – cũng như nhiều doanh nghiệp khác – không có một phương pháp hệ thống nhằm khai thác dữ liệu; cũng như chuyển thông tin hữu ích cho các bộ phận liên quan thiết kế, hoạch định, mua hàng, thu mua, sản xuất,… Rất cần thiết để có một quy trình ghi nhận phản hồi khách hàng khép kín, cho phép doanh nghiệp chủ động đáp ứng các phản hồi của khách hàng.

            Người thắng là người có khả năng nhận, xử lý, và hành động (kết hợp được các bộ phân liên quan) dựa trên các dữ liệu được cung cấp bởi mạng xã hội.

V.  Trí thông minh nhân tạo được “nhúng” vào các hoạt động của chuỗi cung ứng

            

Con người học hỏi thông quá thực hành, ghi nhận, và cải thiện những gì họ làm trong quá khứ. Tuy nhiên, mỗi khi chúng ta xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng, các nghiệp vụ luôn phải làm lại từ đầu mỗi khi ta thực hiện.

            Nhân viên lập kế hoạch cũng thực hiện các bước tính toán tương tự mỗi khi họ lập kế hoạch. Quy trình mua hàng lặp đi lặp lại khoảng 30-40% công việc đã được thực hiện trước đó. Điều này cũng diễn ra tương tự đối với các vai trò khác trong logistics hay trong hệ thống vận hành nghiệp vụ mỗi ngày.

            Vấn đề hiện đang ở chỗ mỗi khi ta bắt đầu xây dựng hệ thống hay một giải pháp quản trị chuỗi cung ứng, chúng ta vẫn chưa thể có được thuật toán để hệ thống tự học và ghi nhớ các kiến thức cũng như trải nghiệp trong quá khứ. Nhóm nghiên cứu cho rằng trí thông minh nhân tạo của chuỗi cung ứng cần được nhúng để có thể tự động hóa các hoạt động trong chuỗi cung ứng hiệu quả hơn nữa.

(Còn tiếp)

Nguồn: Supplychain247

Có thể bạn quan tâm