QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

10 Xu hướng quản trị chuỗi cung ứng đến năm 2023 (Phần 1)

10 XU HƯỚNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẾN NĂM 2023 (Phần 1)

Chuỗi cung ứng 3 năm sau sẽ như thế nào? Những xu hướng nào sẽ dẫn dắt chuỗi cung ứng 3 năm nữa? Đây là những câu hỏi mà chính các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng cũng không ngừng tự hỏi. Mười xu hướng dưới đây đã được sự nhất trí của các chuyên gia trong quản trị chuỗi cung ứng ở nhiều nghành khác nhau.

Designers should always keep their users in mind..png

I. Chuỗi dịch vụ sẽ quan trọng hơn so với chuỗi sản phẩm

            Ở nhiều ngành (nếu không muốn nói là ở hầu hết tất cả các ngành), luật chơi được viết bởi người tiên phong. Và khi quyết định mua hàng, khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ trước và sau thời điểm bán hàng.

            Từ đó, các nổ lực kết hợp hiệu quả các dịch vụ trước và sau khi bán hàng (bao gồm thông tin sản phẩm, chất lượng dịch vụ cửa hàng, bảo hành, và dịch vụ hậu mãi) ngày càng được chú ý. Nhiều doanh nghiệp đã làm được điều này, và dần họ đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ chỉ chú trọng vào sản phẩm.

            Thông điệp này được nhấn mạnh bởi Tim Cook – Apple CEO trong lời xin lỗi gửi đến người tiêu dùng Trung Quốc của ông vì các thiếu sót của Apply trong dịch vụ hậu mãi.

            Đây là một ví dụ điển hình của một công ty lớn với sản phẩm tiên phong đầu ngành nhưng đôi lúc thiếu chú trọng đến khách hàng (khách hàng vẫn rất là quan trọng!). Cuối cùng, tất nhiên, sản phẩm đi kèm với dịch vụ tốt (ở đây là dịch vụ sữa chữa và bảo hành) vẫn tốt hơn nhiều so với chỉ sản phẩm tốt.

II. Doanh nghiệp cần phải công bố đầy đủ về các tác động của chuỗi cung ứng

            Trong quyển Doanh nghiệp năm 2020, Sukhdev đã viết rất kĩ về các tác động bên ngoài của một doanh nghiệp – được định nghĩa là các tác động của một doanh nghiệp trong quá trình sản xuất hoặc kinh doanh lên xã hội – và sự cần thiết phải công bố các tác động đó.

            Mặc dù một số chuỗi cung ứng đã có các hành động rõ ràng để đảm báo tính bền vững cũng như cắt giảm lượng khí thải CO2, các chuỗi cung ứng được kì vọng còn phải nổ lực hơn nữa trong việc công bố các tác động xuyên suốt của mình.

            Nói một cách khác, doanh nghiệp cần đo lường và công bố tác động của mình: số lượng việc làm tạo ra cho xã hội, lượng khí thải giảm được, xây dựng quy trình mua hàng bền vững, sử dụng lực lượng lao động và các loại hình vận tải phù hợp.

            Không xa nữa, khách hàng/người tiêu dùng sẽ quan tâm đến tính minh bạch, sự chia sẻ các tác động của chuỗi cung ứng được in trên nhãn sản phẩm.


III. Chuỗi cung ứng nên được thiết kế để phục vụ tầng lớp thấp (“base of pyramid”)

            Cố giáo sư C.K. Prahlad tác giả quyển The Fortune at the Bottom of the Pyramid (Kho báu bên dưới kim tự tháp), sau này từ “bottom” được thay thế bằng từ “base” và tác phẩm được biết đến rộng rãi hơn với “base”.

            Quyển sách đã chỉ ra tiềm năng thị trường toàn cầu với hơn 5 tỷ người có thu nhập ít hơn $2.000/năm. Để đáp ứng được thị trường này, các doanh nghiệp dù ở ngành hàng tiêu dùng nhanh hay hàng lâu bền cũng phải phát triển các sản phẩm phù hợp tương ứng.

            Để khai thác được tiềm năng to lớn đó, chuỗi cung ứng cần có triết lý thiết kế hoàn toàn tối ưu với một “đường đáy” (bottom line) bền vững. Theo tư duy quản lý chuỗi cung ứng hiện tại, phần lớn giá được tính dựa trên mô hình Giá vốn cộng lãi (cost plus) và ngày mai nó nên được thay thế bằng mô hình chi phí “tối ưu” (not to exceed).

IV. Công việc và nhân viên được toàn cầu hóa là điều tất yếu trong chuỗi cung ứng

            Công việc đòi hỏi tri thức chiếm khoảng 40% tổng số giờ lao động trong chuỗi cung ứng hiện nay. Phần lớn các công việc này liên quan đến việc phân tích các vấn đề phức tạp, lập kế hoạch, mua hàng, và cung cấp các dịch vụ liên quan.

            Với bản chất công việc, môi trường làm việc đa ngôn ngữ và sự phức hợp nhiều vị trí địa lý phục vụ khách hàng khác nhau, công việc luôn đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức toàn cầu hóa toàn vẹn.

            Ví dụ, ta có thể dễ dàng thấy được một công ty có trụ sở ở Hoa Kỳ lên kế hoạch sản xuất ở Phillippines, mua hàng ở Singapore, và phân tích hiệu quả kinh doanh toàn cầu ở Brazil.

>>> Xem ngay: Top 10 Công ty có môi trường làm việc tốt nhất hiện nay

V. Quản lý chuỗi cung ứng cũng sẽ có chứng chỉ nghiệp vụ tương tự như CPAs

            Bên cạnh chương trình đào tạo đại học và sau đại học quản trị chuỗi cung ứng được cung cấp bởi các trường đại học học, một số tổ chức chuyên nghiệp như APICS, CSCMP hay ISM cũng cung cấp chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ.

            Tuy nhiên, hầu hết, các chương trình này chỉ tập trung vào “quản lý chuỗi cung ứng căn bản” hay một vài nghiệp vụ cụ thể như “xuất nhập khẩu”, “phân tích tài chính”. Chúng tôi tin chắc ràng, tương lai sẽ có một chuyển biến lớn về kết quả, nội dung chương trình, và cả các chứng chỉ quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp.

            Đối với một số chứng chỉ khác như CPA (Certified Public Accountant) với kế toán, PE (Professional Engineers) với kĩ sư, người dự thi còn phải trải qua các vòng thi toàn quốc cũng như tiếp tục học thêm về nghiệp vụ (được đo lường bằng số giờ cụ thể mỗi năm). Chúng tôi nghĩ rằng chương trình đào tạo nghiệp vụ mới với hệ thống tín chỉ sẽ được áp dụng trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp để bình thường hóa các kiến thức cơ bản từ nhiều học liệu khác nhau.

(Còn tiếp)

Nguồn: Supplychain247

Có thể bạn quan tâm: